Cẩn trọng với vòng tròn bảo mật

Khi bắt đầu chơi pi, bạn đã nghe nhiều về vòng tròn bảo mật (VTBM) rồi phải không nào?

Mình đoán là bạn không chỉ biết cách thiết lập mà còn hiểu biết ít nhiều về nó.

Thế bạn có biết…

  • Vì sao phải tạo vòng tròn bảo mật?
  • Nên chọn ai để thêm vào?
  • Nếu người trong vòng nghỉ đào thì sao?
  • VTBM có ảnh hưởng đến lượng pi khai thác được?
  • Có phải sẽ mất trắng khi VTBM có vấn đề?

Bala, bala,.. còn nhiều nghi vấn khác bao quanh vòng tròn này.

Bài viết dưới đây dành cho bạn.

Vòng tròn bảo mật là gì?

Vòng tròn bảo mật của Pi Network (Security Cycle) hay còn gọi là vòng tròn tin cậy, do mỗi thành viên của cộng đồng Pi Network tạo ra. Vòng tròn này bao gồm từ 3 đến 5 người tin cậy và biết lẫn nhau.

Nhiều vòng tròn tin cậy cá nhân sẽ kết nối, xây dựng nên bản đồ tin cậy toàn cầu của cả hệ thống Pi Network.

Ở đây mình định nghĩa đơn giản để bạn dễ hình dung, để hiểu hơn về VTBM mời bạn xem tiếp.

Ý nghĩa của vòng tròn bảo mật

VTBM được xem là một mắt xích quan trọng cho nền tảng blockchain với giao thức đồng thuận Stellar (Stellar Consensus Protocol – SCP) của Pi Network.

Góp phần vào việc tối ưu hoá hiệu quả tài nguyên, cũng như thân thiện với người dùng. Đồng thời:

#1 Tăng tính bảo mật cho Pi Network

Bản đồ tin cậy toàn cầu (Global Trust Graph) sẽ giúp bảo vệ đồng tiền mã hóa Pi coin khỏi các cuộc tấn công hệ thống trong tương lai.

Thông qua cơ chế xác minh từ những thành viên trong VTBM để tố cáo (ẩn danh) các hành vi thiếu minh bạch.

Qua đó, cùng với mạng lưới các nút mạng ngăn chặn các giao dịch lừa đảo, gian lận trên Pi blockchain.

#2 Tăng tính xác thực cho thành viên

Các VTBM cũng là cơ sở để Pi Network phân biệt đâu là người dùng thật, đâu là các máy đào (Bot).

Cho dù có nhiều thuật toán mà các máy đào dùng để tạo ra các vòng tròn tin cậy nhưng chỉ mang tính chất cục bộ.

Vì thường chỉ tập trung vào 1 cụm các máy nào đó và rất ít có mặt trong các VTBM từ người thật.

Trong khi 1 người bình thường có thể có mặt trong hàng trăm, hàng ngàn VTBM khác nhau.

#3 Tăng tính hợp lệ cho giao dịch trên blockchain

Khi bước vào Giai đoạn 3 (Mainnet), toàn bộ hệ thống Pi Network sẽ được phân tán trên toàn cầu được vận hành thông qua hàng trăm ngàn nút mạng.

Mỗi máy tính cài Node sẽ trở thành các Nút mạng (Node) và Siêu nút mạng (SuperNode).

Lúc này, các Nút mạng và Siêu nút mạng sẽ sử dụng các VTBM trong việc xác thực tính hợp lệ của các giao dịch, blockchain (chuỗi khối) trong mạng lưới Pi Network.

#4 Tăng công suất khai thác pi

Nếu bạn có đủ 5 người trong vòng tròn bảo mật thì công suất khai thác của bạn tăng thêm ít nhất: 0.04 x 5 = 0.2 Pi/giờ.

Nhưng chưa hết, cùng xem lại công thức tính công suất đào pi:

Công suất khai thác = Pi + Con + [F x 25%  x  (Pi + Con)]

Trong đó:

  • Pi: Tốc độ khai thác tiêu chuẩn (Pioneer)
  • Con: 0.2*5 = 0.1 Pi/giờ khi đủ 5 người trong vòng tròn bảo mật (Contributor)
  • F: là số lượng người bạn giới thiệu
  • 25%: Hệ số % Pi Network thưởng cho công giới thiệu (Ambassador)

Bạn cũng thấy hệ số CON xuất hiện 2 lần trong công thức phải không nào.

Như vậy khi bạn giới thiệu được càng nhiều người cùng khai thác thì công suất đào pi do VTBM mang lại càng lớn.

Trước khi hướng dẫn cách kích hoạt vòng tròn bảo mật cho Pi Network, mình khuyên bạn không nên bỏ qua các lưu ý quan trọng dưới đây:

Lưu ý khi kích hoạt vòng tròn bảo mật

Khi thêm một ai đó vào VTBM của mình, bạn cần lưu ý:

  • Khuyến khích từ Pi Core Team: Người có tư cách đạo đức, không có các hành vi xấu
  • Chỉ nên thêm những người mà bạn biết và tin tưởng (bạn bè, người thân, người mời bạn, những người có độ tin cậy…)
  • Đã được xác thực tài khoản (KYC, Facebook, số điện thoại…)
  • Nên là người trong nhóm khai thác (Earning Team) của bạn
  • Sẽ theo bạn đến cùng trong suốt quãng đường đồng hành cùng Pi Network.

Bạn cũng nên cân nhắc điều quan trọng này:

  • Các Pi coin khai thác được nhờ VTBM sẽ bị loại bỏ nếu như thành viên tương ứng không KYC
  • Khi bất kỳ thành viên nào trong nhóm có dấu hiệu gian lận nhưng được cả nhóm thông qua thì tất cả các VTBM liên quan đều bị Pi Network trừng phạt.

Còn nữa…

Thắc mắc thường gặp

Mình muốn dành thêm ít phút nữa để bạn thấu đáo trước khi bắt đầu kích hoạt hoặc chỉnh sửa vòng tròn bảo mật Pi Network của mình.

#1 Vì sao chỉ nên 3 đến 5 người trong VTBM?

Theo thông tin từ Pi Core Team, mình tóm lược mấy ý chính:

  • Khi tính toán sức mạnh đạt 100% với VTBM gồm 5 người. Việc tăng thêm, sức mạnh tính toán cũng không tăng.
  • Khi có phát sinh các vấn đề bảo mật giao dịch của bạn trong tương lai thì vai trò xác minh của những người trong VTBM rất quan trọng. Nên càng nhiều người bỏ phiếu càng phức tạp.
  • Khi có 5 người một nhóm sẽ dễ dàng tin tưởng lẫn nhau hơn. Nếu bất kì ai trong nhóm thực hiện giao dịch hay hành vi gian lận mà được cả nhóm thông qua thì cả nhóm đều bị ảnh hưởng.

#2 Có thể tham gia nhiều VTBM được không?

Chắn chắn được.

Một thành viên có thể tham gia vô số VTBM. Trong đó được chia làm 2 loại chính:

  • VTBM do bạn tạo ra
  • Do người khác mời bạn (qua số điện thoại, user Pi Network của bạn).

#3 Có thể chỉnh sửa VTBM sau khi tạo?

Câu trả lời lại là được.

Hàng ngày, trước khi bắt đầu phiên đào Pi mới, ứng dụng đều dẫn bạn tới mục “Vòng tròn bảo mật của bạn”. Ở đó, bạn có thể thêm bớt, thay đổi người tham gia.

Mục đích của việc làm này là nhắc nhở bạn tối ưu vòng tròn bảo mật để bảo tồn số pi.

Mọi thứ đã tường tận, hãy xem tiếp phần còn lại nếu bạn chưa kích hoạt vòng tròn bảo mật.

Hướng dẫn kích hoạt vòng tròn bảo mật Pi Network

Sau 3 ngày, đến ngày thứ 4 Pi Network sẽ thông báo kích hoạt vòng tròn bảo mật đến bạn. Bạn có thể:

  • Bấm vào VIEW PI CONTRIBUTOR để bắt đầu
  • Hoặc vô tình bỏ qua, có thể vào Menu / Các vai trò để mở
kich-hoat-vong-tron-bao-mat-1
Thông báo kích hoạt VTBM

Bước 1: Bắt đầu kích hoạt VTBM

  • (2) Bấm vào bắt đầu ở mục Cộng tác viên (Contributor)
  • (3) Có thể chọn người giới thiệu để thêm vào
kich-hoat-vong-tron-bao-mat-2
Bắt đầu kích hoạt VTBM

Bước 2: Thêm người vào VTBM

Có 2 lựa chọn để tìm người thêm vào vòng tròn bảo mật:

  • Thêm từ nhóm của bạn
  • Thêm từ danh bạ

Cách thêm từ nhóm khai thác

  • (4) Chọn thêm vào nhóm khai thác
  • (5) Chọn người tin tưởng, bấm THÊM
kich-hoat-vong-tron-bao-mat-3
Thêm từ nhóm khai thác

Những người trong nhóm đã được thêm vào VTBM sẽ có tích xanh.

Cách thêm từ danh bạ

  • (6) Chọn THÊM TỪ DANH BẠ
  • (7) Bạn cho phép Pi truy cập vào danh bạn của bạn
kich-hoat-vong-tron-bao-mat-4
Thêm từ danh bạ

Sau đó, cửa sổ hiện thị danh sách điện thoại được lưu trong danh bạ:

kich-hoat-vong-tron-bao-mat-5
Chọn người từ list trong danh bạ
  • (8) Tìm đến và chọn số người bạn tin tưởng (có hiện ký hiệu Pi nếu họ có tham gia)
  • (9) Xác nhận để thêm vào VTBM

Bước 3: Kiểm tra vòng tròn bảo mật

Khi bạn thêm đủ 5 người vào VTBM thì công suất sai thái tăng thêm 0.1 pi/giờ, thanh hiện trạng sẽ có màu xanh như hình dưới:

kich-hoat-vong-tron-bao-mat-6
Kích hoạt xong VTBM

Ở cửa sổ này bạn có thể thêm bớt, thay đổi thành viên trong VTBM.

Ngoài màn hình chính, icon chiếc khiêng sẽ đạt 100% như hình bên phải.

Mỗi khi bắt đầu phiên đào mới, Pi Network sẽ hỏi bạn có cần thay đổi vòng tròn bảo mật hay không, nếu không cần thiết, bạn bấm KHAI THÁC để tiếp tục đào.

Lưu ý: Công suất đào sẽ tăng lên do kích hoạt VTBM sẽ bắt đầu ở phiên khai thác sau đó.

Lời kết

Vòng tròn bảo mật không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái Pi Network mà còn đối với cá nhân tài khoản của bạn.

Do vậy bạn hãy chọn những người đáng tin cậy và tâm huyết với Pi.

Chúc bạn thành công!

Trả lời

Gọi ngay

Zalo

// Authenticate the user, and get permission to request payments from them: const scopes = ['payments']; // Read more about this callback in the SDK reference: function onIncompletePaymentFound(payment) { /* ... */ }; Pi.authenticate(scopes, onIncompletePaymentFound).then(function(auth) { console.log(`Hi there! You're ready to make payments!`); }).catch(function(error) { console.error(error); }); Pi.createPayment({ // Amount of π to be paid: amount: 3.14, // An explanation of the payment - will be shown to the user: memo: "...", // e.g: "Digital kitten #1234", // An arbitrary developer-provided metadata object - for your own usage: metadata: { /* ... */ }, // e.g: { kittenId: 1234 } }, { // Callbacks you need to implement - read more about those in the detailed docs linked below: onReadyForServerApproval: function(paymentId) { /* ... */ }, onReadyForServerCompletion: function(paymentId, txid) { /* ... */ }, onCancel: function(paymentId) { /* ... */ }, onError: function(error, payment) { /* ... */ }, });diy class- zals-fb~> «div class-"phone DivFixed*>